[Ngoisao.net] Những rủi ro khi nâng ngực và cách phòng tránh

Khách hàng có thể dị ứng, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê nếu không tìm hiểu kỹ, lựa chọn cơ sở không uy tín.

Ths.Bs Lê Hữu Điền – Trung tâm Thẩm mỹ DrD chia sẻ các vấn đề có thể gặp sau khi thực hiện nâng ngực. Chuyên gia đưa ra cách phòng trừ, khắc phục, giúp khách hàng an tâm hơn khi thực hiện dịch vụ.

Bạn nên thăm khám và tư vấn với bác sĩ phẫu thuật để hiểu rõ về dịch vụ.

Các yếu tố nguy cơ trong gây mê hồi sức

Ví dụ: dị ứng, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê.

Cách phòng tránh: trước khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, hạn chế các nguy cơ dị ứng. Đồng thời, phẫu thuật bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện, có đủ trang thiết bị hỗ trợ gây mê hồi sức cấp cứu, giảm thiểu các vấn đề xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

Chảy máu

Tình trạng có thể xuất hiện trong khoảng 24 đến 48 tiếng sau mổ. Nguyên nhân do can thiệp mạnh, cầm máu chưa tốt hoặc các nguyên nhân bất thường khác như sang chấn cơ thể trong quá trình vận chuyển hoặc khách hàng đi lại sớm, bị té ngã, va chạm.

Cách phòng tránh: khách hàng sẽ được theo dõi hậu phẫu chu đáo tại bệnh viện để giảm thiểu nguy cơ chảy máu. Trường hợp cần thiết sẽ có chỉ định phẫu thuật cầm máu kịp thời.

Nhiễm trùng

Kiểm tra sức khỏe là bước quan trọng trước các cuộc phẫu thuật.

Nhiều nguyên nhân như điều kiện vô trùng không đảm bảo, cách chăm sóc tại nhà không hợp lý, thể trạng cơ thể kém… dẫn đến nhiễm trùng. Trường hợp nhẹ, nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở mép vết mổ nhưng có trường hợp lan rộng toàn bộ khoang đặt chất liệu dẫn đến phải phẫu thuật tháo bỏ chất liệu.

Cách phòng tránh: sau khi xuất viện, điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc tại nhà để hạn chế các yếu tố nhiễm trùng. Bạn cần thực hiện đầy đủ, cẩn thận. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, khách hàng nên liên hệ ngay với nơi làm dịch vụ để nhận chăm sóc kịp thời.

Sẹo xấu

Ví dụ sẹo lồi, phì đại, thâm, đỏ… có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Nguyên nhân chủ yếu do cơ địa, ngoài ra có thể do nhiễm khuẩn, do kỹ thuật can thiệp.

Cách phòng tránh: với nguyên nhân do cơ địa, bạn có thể hạn chế nguy cơ bằng cách kiêng ăn các thực phẩm gây sẹo ( thịt bò, rau muống, đồ nếp…) trong 3 tháng đầu. Thứ hai, khách hàng nên mua miếng dán chống giãn sẹo để tránh tình trạng sẹo co kéo.

Bao xơ

Bao xơ xuất hiện sau phẫu thuật nâng ngực là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch đối với các vật thể lạ được cấy ghép vào cơ thể. Bao xơ chia thành 4 mức độ dựa theo độ dày, độ cứng và sự biến dạng của ngực. Tùy theo mức độ và kết quả sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cách xử lý kịp thời.

Cách phòng tránh: bao xơ hình thành do phản ứng tự nhiên của cơ thể nên khó phòng tránh. Tuy nhiên, chỉ tại DrD đang triển khai quy trình chăm sóc 1,3,6,12,24 tháng sau phẫu thuật nâng ngực, thăm khám trực tiếp với bác sĩ và siêu âm miễn phí để phát hiện các vấn đề kịp thời.

Bác sĩ Điền khuyên bạn nên thăm khám đinh kỳ 1-3-6-12-24 tháng và liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật của mình nếu thấy các dấu hiệu bất thường.

Nguy cơ khác

Ví dụ: vết thương chậm lành, nổi gờ ở đường viền quanh túi ngực…

Cách phòng tránh: hãy thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật, thông báo ngay cho cơ sở thực hiện nếu thấy dấu hiệu bất thường để nhận hướng dẫn xử lý kịp thời.

Để phòng tránh các vấn đề này, việc lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ phẫu thuật giỏi là điều quan trọng. Ngoài ra, chế độ chăm sóc hậu phẫu cũng là một yếu tố cần đề cao.

Nguồn: Ngoisao.net